Chào Bạn~
Hãy hỏi chúng tôi bất kì điều gì

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CHÈ BỘT LỌC NHÂN DỪA THƠM NGON ĐƠN GIẢN

user Loship 20/01/2022

“Đi khắp đất nước Việt Nam, dù dừng chân ghé lại bất kỳ nơi đâu bạn cũng sẽ vô tình mà bắt gặp một vài đặc sản quen tên lạ mặt của vùng miền đó. Nhắc đến Huế, người ta cũng sẽ bất giác nghĩ ngay đến một vài đặc sản như các món hến, mè xửng, bánh bột lọc và trong rất nhiều món đặc sản trứ danh người Huế không thể không nhắc đến chè bột lọc”.

 

 

NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN CHÈ BỘT LỌC

Để có được món ăn thơm ngon tròn vị, đúng đậm chất người Huế thì đòi hỏi nguyên vật liệu phải thật là đầy đủ. Vậỵ nên trước khi bắt tay vào chế biến thì hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhé.

Bột lọc

 

 

Nói đến chè bột lọc bạn sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu đầu tiên không thể thiếu chính là bột lọc, hay còn gọi là bột năng phải không nào? Bạn có thể sử dụng bột năng Tài Ký hay bột năng đa dụng Meizan để các viên chè được dai ngon nhé.

Cơm dừa

Dừa sau khi tách bỏ sọ dừa đi sẽ lấy phần cùi để làm nhân dừa và bào sợi để trang trí. Một phần bạn có thể bào nhuyễn để nấu nước cốt dừa nhé. Nếu chẳng may đến khúc này lại lười? Nhanh trí dùng ngay nước cốt dừa đóng lon sẵn cũng không làm cho chè bớt ngon đâu nè.

Đậu phộng

Một ít đậu phộng giúp gia giảm vị ngọt của chè, vị béo và mùi thơm của đậu sẽ giúp món chè đầy đủ vị ngon mà ăn lần 1 sẽ lại muốn thêm lần 2 đó nha.

Đường 

 

 

Đường là loại nguyên liệu không thể thiếu của tất cả các món chè không riêng gì chè bột lọc. Để chè cho vị ngọt thanh không gắt thì ta nên sử dụng một ít đường phèn hoà cùng với một ít đường kính, như vậy món chè của mình sẽ ngon hơn đó nha. Tham khảo loại đường phèn đóng gói Biên Hoà Pro để tiện lợi hơn trong việc nấu nướng của bản thân nhé.

Gừng 

Gừng cũng sẽ làm món chè của chúng ta thơm và chuẩn vị người Huế hơn đó nha. Thiếu đi gừng, cảm giác như đi ra đường mà quên mang giấy tờ xe vậy. Nó thiệt là khó tả.

Muối ăn

Muối ăn giúp cho chè đằm lại cái vị ngọt và cho món chè càng thêm đậm đà đó nha.

CÁC BƯỚC CHẾ BIẾN CHÈ BỘT LỌC

Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Hãy cùng bắt tay vào chế biến thôi nào. 

Sơ chế nguyên liệu

Cùi dừa sau khi mua về nạo sạch lớp vỏ màu nâu bên ngoài sau đó rửa bằng nước sôi để nguội. Chia cùi dừa ra làm 2 phần, một phần dùng dao thái nhỏ theo hình hạt lựu để làm nhân, không thái quá nhỏ, cùi sẽ bị nát. Một phần có thể đem bào sợi ra để trang trí thành phẩm sau cùng nha.

Gừng đem đi rửa sạch và dùng dao cạo vỏ, có thể dùng muỗng để cạo cũng được miễn sao dễ dàng với bạn nhất. Sau đó thái thành sợi vừa phải.

Chế biến đậu phộng

Dùng một chiếc chảo hoặc nồi rồi đặt lên bếp, bật to lửa đến khi chảo nóng thì đổ động phồng vào đảo đều. Chú ý trước khi đem đậu phộng đi rang trên lửa cần phải rửa sạch và để ráo nước. Đậu rang đến khi vàng, có mùi thơm thì tắt bếp, xát sạch vỏ và chia thành 2 phần. Một phần cán vụn, phần còn lại tách làm đôi.

Làm vỏ bánh

 

 

Trong cách nấu chè bột lọc, vỏ bánh vô cùng quan trọng. Nó quyết định 80% đến độ ngon của chè. Khi làm vỏ bánh bạn sử dụng bột năng có cho thêm chút muối trộn thật đều sau đó đổ ra mâm. Khoét một lỗ nhỏ ở giữa núi bột và đổ nước thật sôi lên chốc. Vừa đổ nước từ từ vừa dùng tay nhào bột mới đều, đến khi bột hòa quyện vào với nước thì lấy bột ra bàn nhồi thật kỹ đến khi bột quyện thành khối dẻo mịn, sờ không còn dính tay.

Nặn viên chè

 

 

Chia bột thành nhiều phần nhỏ rồi cho bột vào túi ni lông cột kín lại để bột không bị khô. lấy một lượng bột vừa đủ viên thành những khối tròn sau đó ấn dẹp xuống. Cùi dừa và đậu phộng đã chuẩn bị cho chung vào với bột và vo tròn sao cho lớp vỏ bao kín nhân. Không lấy quá nhiều nhân sẽ làm lớp vỏ bị vỡ. Lặp đi lặp lại bước làm này cho đến khi bột và nhân hết thì thôi.

Nấu chè

Cuối cùng thì cũng đã đến công đoạn nấu nướng, hãy chuẩn bị một nồi nước sạch đặt lên bếp và đun sôi. Chờ đến khi nước sủi bọt thì cho vào nồi phần bột lọc đã nặn. Lưu ý chỉ cho ít một để từng viên bột lọc không bị dính vào nhau. Sử dụng thìa đảo nhẹ để bột lọc chín đều. Chờ một lúc đến khi bột chín và nổi đều hết lên mặt thì vớt ra. Chuẩn bị một tô nước đá sạch, bột lọc vớt ra từ nồi thì cho luôn vào bát nước này để giữ không bị dính. Chờ vài phút rồi lại vớt bột lọc sang một chiếc đĩa sạch khác. Như vậy là bạn đã cơ bản hoàn thiện được món ăn này rồi đấy.

Bước sau cùng là nấu nước đường, bạn cho một ít nước vừa so với số chè mà bạn nặn, một ít đường phèn, một ít đường kính, một ít muối, nêm nếm và gia giảm lượng đường để vừa với khẩu vị gia đình mình. Đợi nước sôi thì cho gừng vào và khuấy đều đến khi đường tan hết. Cuối cùng là cho hết số viên bột lọc ban nảy đã luộc vào nồi nước đường và tắt bếp. Vậy là món chè bột lọc của bạn đã hoàn thành rồi đấy. Cho chúng ra chén và thưởng thức ngay thôi nào.

TRANG TRÍ VÀ BÀY BIỆN CHÈ BỘT LỌC

 

 

Sau khi nấu chè xong xuôi, giờ là lúc múc chè ra chén, cho thêm một ít nước cốt dừa, rắc dừa nạo sợi và đậu phộng cán vụn và ăn thôi nào. Như vậy là món chè thơm ngon chuẩn vị Huế đã hoàn thành, việc còn lại của bạn chỉ cần thưởng thức là xong. Chè bột lọc dai dai, ngọt ngọt, nhân dừa giòn béo sần sật, đậu phộng thơm thơm béo béo vô cùng hấp dẫn. Bạn ăn chè khi còn ấm là ngon nhất nhé.

MẸO BẢO QUẢN CHÈ BỘT LỌC

Chè nấu xong bạn nên ăn trong ngày. Nếu cảm thấy ăn không hết thì hãy cất riêng chè vào hộp đậy kín nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 2-3 ngày, khi ăn hâm nóng lại rồi hãy cho nước cốt dừa, đậu phộng, dừa nạo lên sau nhé.

Như vậy có thể thấy rằng cách làm chè bột lọc vô cùng đơn giản. Bạn thấy đấy, để có được một món ăn ngon không hề khó, quan trọng là công thức và sự tận tâm của người nấu ăn. Hy vọng với chia sẽ món ngon ngày hôm nay của Losupply sẽ giúp bạn bỏ túi thêm một công thức món ăn nữa. Nhanh tay trổ tài để gia đình và bạn bè của mình cùng thưởng thức chè bột lọc thơm ngon hấp dẫn ngay thôi nào! 

Tham khảo thêm những nguyên liệu chế biến món ăn cần có tại Losupply

https://losupply.vn/

Bạn có thấy câu trả lời hữu ích không?
20/01/2022
Hãy để nhận xét.